Là kì thi rất HOT đang được nhiều trường đại học và báo chí nhắc nhiều trong những năm gần đây, kì thi Đánh giá tư duy(TSA) của Đại học Bách Khoa Hà Nội ngày càng chứng minh được chất lượng của mình. Sẽ là một thiếu sót với những thí sinh xét tuyển vào đại học, nhất là xét tuyển vào các trường khối kỹ thuật khi không biết về kỳ thi này. Dưới đây là tất tần tật thông tin về kỳ thi Đánh giá tư duy(TSA) giúp thí sinh có thể hiểu hơn về kỳ thi.
1. Kỳ thi đánh giá tư duy (TSA) là gì?
Kì thi đánh giá tư duy (TSA) là một trong ba phương thức xét tuyển vào Đại học Bách khoa Hà Nội, được áp dụng kể từ năm 2020 (Bên cạnh phương thức xét tuyển tài năng và diện tốt nghiệp THPT). Kỳ thi được sử dụng làm tiêu chí đánh giá và tuyển chọn sinh viên có đủ kiến thức, tư duy vào trường. Bài thi đánh giá tư duy là sự tiếp cận với những phương pháp của các nước phát triển trên thế giới (như kỳ thi SAT, ACT…), hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng tuyển sinh của trường bằng cách đánh giá năng lực tư duy tổng thể của thí sinh. Kỳ thi đánh giá tư duy (TSA) cũng là bước chuẩn bị để nhà trường bắt đầu tự chủ trong việc tuyển sinh trong năm hiện tại và các năm sau này.
2. Cấu trúc bài thi đánh giá tư duy (TSA)
Bài thi gồm ba phần thi: tư duy toán học (60 phút), tư duy đọc hiểu (30 phút) và tư duy khoa học/giải quyết vấn đề (60 phút). Đây là ba phần thi độc lập, câu hỏi thi sẽ tập trung vào đánh giá năng lực tư duy của thí sinh trong mỗi phần thi, không đi vào kiểm tra kiến thức của môn học nào.
Bài thi đánh giá tuy được thiết kế với 3 mức độ đánh giá tư duy
– Mức độ 1: Tư duy tái hiện
Thể hiện khả năng nhớ lại kiến thức, thực hiện tư duy theo những quy trình đã biết.
Các hành động tư duy cần đánh giá: xác định, tìm kiếm, lựa chọn, nhắc lại, đặt tên, ghép nối …
– Mức độ 2: Tư duy suy luận
Thể hiện khả năng lập luận có căn cứ, thực hiện tư duy phân tích, tổng hợp dựa theo vận dụng quy trình thích ứng với điều kiện.
Các hành động tư duy cần đánh giá: phân loại, so sánh, chỉ được minh chứng, tổng hợp, vận dụng, đưa ra lí lẽ, suy luận, giải thích, áp dụng, tóm tắt …
– Mức độ 3: Tư duy bậc cao
Thiết lập và thực hiện được các mô hình đánh giá, giải thích dựa trên bằng chứng.
Các hành động tư duy cần đánh giá: phân tích, đánh giá, phân biệt, phán đoán, lập luận (nhiều bước), kiểm tra giả thuyết…
1. Lĩnh vực đánh giá
Với định hướng đánh giá tư duy của học sinh, đem lại sự thành công cho người học ở bậc đại học, trong bài thi đánh giá tư duy ba năng lực tư duy đã được xác định gồm:
(1) Tư duy Toán học
(2) Tư duy Đọc hiểu
(3) Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề.
- Kiểu câu hỏi đánh giá tư duy
Đề thi gồm các câu hỏi trắc nghiệm. Những kiểu câu hỏi trắc nghiệm được sử dụng bao gồm (câu hỏi chỉ được tính điểm nếu thí sinh lựa chọn đầy đủ phương án):
– Nhiều lựa chọn (chọn nhiều phương án đúng).
– Lựa chọn: Đúng/Sai
– Trả lời ngắn (điền câu trả lời).
– Kéo thả (chọn sẵn trong menu)
3. Các mốc thời gian quan trọng với bài thi Đánh giá tư duy (TSA) năm 2024
(1) Các đợt thi:
(*) Lưu ý: Số lượng đăng ký tại từng điểm thi là hữu hạn, địa điểm thi đã đăng ký không thể thay đổi.
(2) Hình thức thi: Thi trực tuyến trên máy tính tập trung (tại các phòng máy tính của đơn vị tổ chức thi).
(3) Địa điểm tổ chức thi:
– Tại Hà Nội: ĐHBK Hà Nội, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, Trường ĐH Xây dựng Hà Nội, Trường ĐH Thủy Lợi, Học viện Ngân hàng, Trường ĐH Giao thông vận tải, Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, Trường ĐH Kinh tế kỹ thuật công nghiệp và một số cơ sở giáo dục đại học khác.
– Tại Nghệ An: Trường ĐH Vinh.
– Tại Thanh Hóa: Trường ĐH Hồng Đức.
– Tại Hải Phòng: Trường ĐH Hàng hải Việt Nam.
– Tại Nam Định: Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Nam Định,
– Tại Hưng Yên: Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên.
– Tại Thái Nguyên: Trung tâm Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục – ĐH Thái Nguyên.
– Tại Đà Nẵng: Trường ĐHBK – ĐH Đà Nẵng.
4. Danh sách các Trường xét tuyển bằng kết quả kỳ thi đánh giá tư duy (TSA) năm 2024
Tính đến tháng 2/2024, đã có 36 trường sử dụng kết quả bài thi đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội. Các trường đăng ký sử dụng kết quả Kỳ thi đánh giá tư duy để tuyển sinh không phải đóng góp bất cứ khoản phí nào.
- Đại học Bách khoa Hà Nội
- Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải
- Trường Đại học Giao thông vận tải
- Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
- Trường Đại học Thủy lợi
- Trường Đại học Xây dựng Hà Nội
- Trường Đại học Mỏ Địa chất
- Học viện Tài chính
- Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên
- Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp
- Trường Đại học Thương mại
- Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
- Trường Đại học Dược Hà Nội
- Trường Đại học Mở Hà Nội
- Trường Đại học Hà Nội
- Trường Đại học Công nghệ Đông Á
- Trường Đại học Kinh tế Nghệ An
- Trường Đại học Vinh
- Trường Đại học Hồng Đức
- Trường Đại học Dầu khí Việt Nam
- Trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu nghị
- Trường Đại học Quy Nhơn
- Trường Đại học Nguyễn Trãi
- Trường Đại học Đông Đô
- Trường Đại học Chu Văn An
- Học viện Chính sách và Phát triển
- Trường Đại học Hải Phòng
- Học viện Công nghệ Bưu chính – Viễn thông (cơ sở phía bắc)
- Trường Đại học Lâm nghiệp (cơ sở 1)
- Trường Đại học Thái Bình
- Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
- Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà
- Trường Đại học Phenikaa
- Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên
- Trường Đại học Thái Bình
- Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định
Ảnh: Tổng hợp
Biên tập: Admin